Logo site

Thiết kế máy lọc nước công nghiệp RO - Những điều bạn chưa biết

27/07/2022

Máy lọc nước công nghiệp RO là sản phẩm không cố định về kết cấu. Với mỗi nhu cầu sử dụng thì các kỹ thuật viên sẽ lên cấu hình máy riêng. Vậy, thiết kế máy lọc nước công nghệ RO có khó không? Những thông tin nào cần nắm đối với hệ thống này? Tất cả sẽ được bật mí ngay sau đây.

Thiết kế máy lọc nước công nghiệp RO dễ hay khó?

Tối ưu chi phí giữa đầu tư và vận hành là điều mà mỗi doanh nghiệp cần cân nhắc khi muốn lắp đặt hệ thống lọc nước công nghiệp RO. Khi đầu tư hệ thống, nếu bỏ qua bất kỳ công đoạn nào đó thì chi phí vận hành có thể tăng lên, cũng có thể dẫn đến chất lượng sau xử lý sẽ khó ổn định. 
 

Thiết kế hệ thống RO dễ hay khó?
Thiết kế hệ thống RO dễ hay khó?
 

Việc lên thiết kế máy lọc nước công nghiệp RO cần được thực hiện bởi các kỹ sư, kỹ thuật viên có chuyên môn cao. Không nên thiết kế theo kiểu kinh nghiệm, đoán mò. Phải thật sự nắm rõ tính chất nguồn nước để đưa ra các thiết kế, các thiết bị lọc phù hợp.

 

Lấy ví dụ như với nguồn nước giếng khoan hiện nay đang bị nhiễm nhiều tạp chất như kim loại nặng, muối, vi sinh vật,... Nguồn nước này sẽ được lắp với cấu hình đầy đủ các thiết bị lọc, bao gồm các cột lọc thô, màng RO, thiết bị khử khuẩn,... Trong khi đó, với nguồn nước máy, hệ thống lọc thô đôi khi chỉ cần 1 cột hoặc 2 cột thay vì 3 cột như lọc nước giếng khoan.

 

Có thể thấy, việc thiết kế, lên cấu hình cho hệ thống RO là không hề đơn giản. Làm thế nào để cân bằng giữa chi phí khách hàng có thể chi trả nhưng vẫn mang đến giải pháp xử lý nước triệt để.

 

Phương án thiết kế các thiết bị sau màng RO máy lọc nước công nghiệp

Rất nhiều người thắc mắc sau quá trình lọc nước tại màng RO thì còn xảy ra quá trình lọc nước tại thiết bị nào nữa không. Nước sau màng lọc RO thì tùy vào nhu cầu sử dụng mà có những bước xử lý tiếp theo. Cũng có những trường hợp không cần lắp thêm thiết bị nào do nước nguồn đã sạch sẵn hoặc do nhu cầu sử dụng của khách hàng.
 

Các phương án thiết kế
Các phương án thiết kế 

  • Nhu cầu sử dụng nước cấp cho lò hơi: Không cần thêm các thiết bị xử lý sau màng lọc tinh hệ thống lọc nước công nghiệp RO.
  • Nước cung cấp cho lĩnh vực thực phẩm, nước dùng ăn uống trực tiếp: Cần lắp thêm máy Ozone và đèn UV.
  • Nước cung cấp cho lĩnh vực sản xuất nước đóng chai, đóng bình: Cần lắp máy Ozone, đèn UV, thiết bị bổ sung khoáng chất.
  • Nước dùng trong lĩnh vực dược phẩm, y tế: Lắp thêm cột than hoạt tính và thiết bị chưng cất sau màng lọc máy lọc nước công nghiệp RO.

Khách hàng nên có phương án tổng thể về nhu cầu sử dụng cho doanh nghiệp mình.

 

Sử dụng hệ thống RO như thế nào để vận hành tối ưu thiết kế

Để vận hành máy lọc nước tốt nhất, khách hàng nên nắm rõ những điều dưới đây:
 

Máy lọc nước Kensi
Máy lọc nước Kensi

  • Cần chuẩn bị tài liệu hướng dẫn vận hành toàn bộ hệ thống và từng thiết bị. Có danh sách các sự cố thường gặp cũng như cách xử lý.
  • Chuẩn bị cuốn sổ ghi chép các thông số về hệ thống. Bao gồm tiền xử lý, máy RO và các thiết bị sau màng RO.
  • Người vận hành phải được đào tạo kỹ quy trình sử dụng dù vận hành máy lọc nước công nghiệp RO không khó nhưng cần trang bị nhiều kiến thức cơ bản.
  • Cần có các phụ kiện, vật tư tiêu hao thay thế cần thiết. Như vậy khách hàng có thể chủ động trong mọi tình huống.
  • Luôn đánh giá tình trạng hiện tại của hệ thống qua các chỉ số về lưu lượng và cảm quan về chất lượng nước sau màng lọc. Từ đó sẽ hỗ trợ tốt nhất cho quá trình bảo dưỡng, thay thế.

Như vậy, Tekcom đã mang đến cho khách hàng những thông tin vô cùng hữu ích về thiết kế máy lọc nước công nghiệp RO. Đây chắc chắn là những kiến thức mà người vận hành hay khách hàng mua đều cần nắm rõ. Nếu bạn đang có nhu cầu lắp đặt các giải pháp lọc nước công nghiệp, đừng quên Tekcom chúng tôi có Hotline: 0377770000.

Các tin khác

Đối tác 1
item 2
item 3
item 4
item 5