Logo site

Phương pháp xử lý các loại ô nhiễm nguồn nước giếng khoan

11/08/2018
Thành phần hóa học của nước ngầm rất phức tạp. Nước ngầm chịu ảnh hưởng của cả tính chất vật lý lẫn các thành phần hóa học của tầng đất, nham thạch chứa nó. Trong nước ngầm chứa tất cả các nguyên tố cấu tạo nên lớp vỏ trái đất, tuy nhiên hàm lượng của các nguyên tố đó trong các tầng nước ngầm khác nhau là rất khác nhau.
Hệ thống xử lý nước giếng khoan (nước ngầm) sử dụng các cột lọc có chứa vật liệu xử lý phù hợp với từng loại ô nhiễm nguồn nước. Với thiết kế đầy đủ của hệ thống xử lý nước giếng khoan thì sử dụng 4 cột lọc, tuy nhiên tuỳ vào thành phần ô nhiễm và mục đích sử dụng nước sinh hoạt thì có thể thiết kế các hệ thống xử lý đặt trưng riêng.
 
Hệ thống xử lý nước giếng khoan
Hệ thống xử lý nước giếng khoan
  1. Nước bị nhiễm phèn chua (hay phèn nhôm)

  • Hậu quả khi sử dụng nguồn nước giếng khoan bị nhiễm phèn chua: phèn chua (phèn nhôm) này gây ra tính axit cho nước, nên khi sử dụng vào cơ thể gây ra các chứng bệnh về dạ dày, đường tiêu hoá.  Sử dụng thường xuyên nước nhiễm phèn nhôm gây ra ngứa rát, ăn mòn da tay . Khi tắm có thể gây dị ứng, mẩm ngứa.

  • Vật liệu xử lý: Sử dụng hạt nâng pH như corosex, Hạt LS. Tạo ra kết tủa của nhôm hydroxit

  • Hệ thống xử lý: Sử dụng 1 cột composite , 1 bộ làm mềm và 1 cốc lọc tinh. Đối với cột composite thì các vật liệu sử dụng là hạt nâng pH LS, cát thạch anh, than hoạt tính, cát thạch anh, Sỏi. Sau đó nước cho chảy qua bộ làm mềm để xử lý hết hàm lượng Ca, Mg có trong nước gây ra hiện tượng nước cứng. Cốc lọc tinh giúp nước loại bỏ được các huyền phù.
     

    Cột làm mền trong hệ thống xử lý nước giếng khoan
    Cột làm mền trong hệ thống xử lý nước giếng khoan

  1. Nước bị nhiễm đá vôi

  • Hậu quả từ việc sử dụng thường xuyên nguồn nước nhiễm đá vôi sẽ gây ra hiện tượng đóng cặn trong các thiết bị sử dụng nhiệt, làm tiêu tốn năng lượng; làm giảm mùi vị của thức ăn; quần áo dễ hư hỏng và bị khô cứng khi giặt bằng nước nhiễm đá vôi; khi sử dụng uống nguồn nước nhiễm đá vôi này vào cơ thể gây ra sỏi thận nguy hiểm.

  • Vật liệu xử lý: Sử dụng bộ làm mềm

  • Hệ thống xử lý: Sẽ sử dụng 1 cột composite, 1 bộ làm mềm và 1 cốc lọc tinh. Cột composite chứa các vật liệu: Than hoạt tính, cát thạch anh, Sỏi. Bộ làm mềm chứa các cation trao đổi để loại bỏ các cation Ca, Mg ra khỏi nước.

  1. Nước giếng khoan bị nhiễm phèn sắt

  • Nước nhiễm phèn sắt có mang tính kiềm, dùng để sinh hoạt và ăn uống làm khô da, tróc vẩy, phồng rộp và các bệnh về đường tiêu hoá. Nước có màu vàng, mùi tanh gây ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe, chất lượng cuộc sống.

  • Sử dụng nguồn nước nhiễm phèn sắt gây ố vàng quần áo, mục và hỏng quần áo. Khi nấu nướng làm giảm mùi vị thức ăn, gây cảm giác khó tiêu, giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.

  • Nước nhiễm phèn sắt có mang tính kiềm, dùng để sinh hoạt và ăn uống làm khô da, tróc vẩy, phồng rộp và các bệnh về đường tiêu hoá

  • Vật liệu xử lý: Sử dụng vật liệu khử sắt như cát mangan hay vật liệu filox.

  • Hệ thống xử lý: Sử dụng 2 cột composite và 1 cốc lọc tinh. Cột composite thứ nhất chứa vật liệu cát mangan (Filox), cát thạch anh, sỏi.  Cột composite thứ 2 chứa than hoạt tính, cát thạch anh, sỏi. Sau đó nước được lọc tinh bằng cốc lọc PP <5µm.

  1. Nguồn nước giếng khoan bị nhiễm Asen

  • Hậu quả: Asen hay còn gọi là thạch tín là chất độc, tiêu chuẩn cho phép chứa trong nước sinh hoạt là 0,001ppm. Asen nhiễm vào nguồn nước qua tiếp xúc với đất đá chứa asen, tuy nhiên không phải nơi nào đất cũng chứa asen. Tuy nhiên nồng độ asen trong nước ngầm ở một số nơi vẫn rất cao do phun thuốc trừ sâu, nước thảitừ các khu công nghiệp chưa qua xử lý. Khi sử dụng nước nhiễm Asen thì cơ thể sẽ không tiêu hoá được và tích tụ vào các mô cơ thể gây ra các bệnh ung thư, nếu bị nhiễm độc nặng có thể gây ra tử vong.

  • Vật liệu xử lý: Sử dụng vật liệu khử Asen như cát Mangan   

  • Hệ thống xử lý: Hệ thống gồm 2 cột composite và 1 cốc lọc tinh. Cột composite thứ nhất chứa các lớp vật liệu như: Cát mangan, cát thạch anh, Sỏi. Cột composite thứ hai chứa các lớp vật liệu là than hoạt tính, cát thạch anh, và sỏi. Cốc lọc tinh sẽ có công dụng loại bỏ các chất rắn huyền phù còn sót lại trong nước sau khi qua các cột xử lý.       

  1. Nguồn nước giếng khoan nhiễm Nitrit hoặc Amoni    

  • Sử dụng nước giếng khoan nhiễm Nitrit hoặc amoni gây nên những hậu quả như: Nitrit khi vao cơ thể nó sẽ oxi hoá huyết sắt tố hemoglobin để tạo thành methehemoglobin không có khả năng vận chuyển oxi cho máu. Từ đó gây ra các bệnh về da xanh, dễ nguy hiểm tới tính mạng đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.  Khi bị nhiễm độc Nitrit gây ra các triệu chứng khó thở, do thiếu Oxi. Nếu tình trạng kéo dài sẽ dễ tích tụ trong gan gây ung thư gan, giảm các chức năng lọc chất độc của gan vô cùng nguy hiểm.

  • Vật liệu xử lý: Sử dụng màng lọc có kích thước nhỏ để loại bỏ như màng RO

  • Hệ thống xử lý: Bao gồm có 1 cột lọc thô, 1 cốc lọc tinh và một màng lọc RO loại công suất lớn. Cột lọc thứ nhất chứa các vật liệu: Than hoạt tính, cát thạch anh và sỏi. Cốc lọc tinh có tác dụng loại bỏ các chất rắn huyền phù, làm cho nước trong trước khi qua màng RO để tăng tuổi thọ của màng. Màng RO với kích thước lỗ màng là 0,0001µm lên khả năng loại bỏ hoàn toàn chất ô nhiễm Nitrit và chỉ cho nước đi qua. Nước tinh khiết ra của màng RO có thể dùng uống trực tiếp mà ko cần đun sôi, đảm bảo sức khỏe, tiết kiệm thời gian, sử dụng tiện ích.

 máy lọc nước tinh khiết Kensi
 

Các tin khác

Đối tác 1
item 2
item 3
item 4
item 5