Logo site

Hiểu rõ hơn về Công nghệ RO và Công nghệ Nano

23/11/2017
Cũng như công nghệ RO, nhắc tới công nghệ lọc Nano ta nên hiểu đây là ngành công nghệ liên quan đến việc thiết kế, phân tích, chế tạo và ứng dụng các cấu trúc, thiết bị và hệ thống bằng việc điều khiển hình dáng, kích thước trên quy mô nanomet (nm).
Bạn chắc cũng đã nhiều lần tự đặt ra câu hỏi khi đứng trước các thông tin về các công nghệ lọc nước, rằng công nghệ RO là như thế nào?, và công nghệ Nano thì sao? hai công nghệ này có những đặc điểm như thế nào? ưu điểm ra sao? nhược điểm như thế nào? và mình nên chọn công nghệ nào thì tốt?
Vâng! những câu hỏi, băn khoăn đó của các bạn là một điều dễ hiểu khi phải đứng trước những sự lựa chọn về nguồn thông tin tiếp cận thật giả lẫn lộn trôi nổi trên khắp thị trường. Và ngày hôm nay hãy cùng Tekcom chúng tôi cùng tìm hiểu để hiểu thêm về 2 loại công nghệ lọc chủ yếu trên thị trường hiện nay.


Công nghệ RO thẩm thấu ngược ( Reeverse Osmosic)

Thứ nhất, khi nói tới Công nghệ màng lọc RO ta hiểu rằng đây là công nghệ lọc nước tiên tiến sử dụng màng lọc với kích thước khe lọc 0,0001µm (có thể lọc được đến kích thước ion và nguyên tử). Loại bỏ >99% các tạp chất trong nước như vi khuẩn, virus và các ion muối để tạo ra nguồn nước tinh khiết nhất.
Công nghệ màng lọc RO hoạt động theo cơ chế thẩm thấu ngược. Dùng áp lực lớn để đẩy dung môi từ nơi có nồng độ cấu tử cao qua màng lọc đến nơi có nồng độ cấu tử thấp và chỉ cho phép các phân tử nước qua màng.

Thứ hai, các bạn cũng nên biết là Cấu tạo màng lọc RO sẽ gồm có 3 lớp màng đan xen nhau:
 - Lớp đệm: Là lớp liên kết các lớp màng và chứa nước cần lọc. Lớp này bao gồm các liên kết có thể làm bằng nhựa hay polyester có kích thước lỗ lớn để giúp nước chảy qua dễ dàng.
 - Lớp màng lọc: Là lớp giữ các tạp chất trên bề mặt màng chỉ cho nước thấm qua màng.
 - Lớp thẩm thấu: Là lớp dẫn nước sau lọc vào ống gom nước trung tâm.
Trong đó: Màng lọc sẽ gồm 3 lớp:
  • Polyamide: Lớp màng có các lỗ kích thước 0,0001 µm
  • Polysulfone:Lớp dẫn nước qua màng
  • Polyester:Lớp này giúp nước thấm nhanh qua màng thẩm thấu
 Lớp màng lọc và lớp thẩm thấu được dán chặt với nhau và bịt kín 2 mép để tránh nước bẩn không chảy qua màng.

Thứ ba, ta nên cùng nhau hiểu về Ứng dụng của công nghệ RO:
Công nghệ xử lý nước bằng màng RO được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề khác nhau, như:
+ Trong y tế: Lọc nước tinh khiết để cung cấp cho nước truyền bệnh, nước lọc thận,…
+ Trong công nghiệp: Dùng trong xử lý nước của nồi hơi, sản xuất nước uống đóng chai, nước giải khát, bia rượu,…
+ Trong sinh hoạt: Dùng trong xử lý nước uống, và sử dụng cho khác khu vực có nguồn nước nhiễm mặn, nhiễm lợ. Lọc nước biển phục vụ cho các tàu đánh bắt xa bờ,..
+ Trong công nghệ thực phẩm: Dùng màng lọc RO để tách loại nước ra khỏi các loại nước hoa quả, trái cây, nhằm cô đặc sản phẩm mà không cần dùng tới nhiệt độ tránh mất dinh dưỡng.
Các lớp màng sau khi kết hợp đan xen với nhau sẽ được cuộn xoắn lại để tăng diện tích bề mặt thẩm thấu, và gọn hơn khi lắp đặt.
 

Công nghệ nano trong xử lý nước sinh hoạt
Cũng như công nghệ RO, nhắc tới công nghệ lọc Nano ta nên hiểu đây là ngành công nghệ liên quan đến việc thiết kế, phân tích, chế tạo và ứng dụng các cấu trúc, thiết bị và hệ thống bằng việc điều khiển hình dáng, kích thước trên quy mô nanomet (nm).

Cấu tạo vật liệu nano, vật liệu Nano  được chế tạo bằng 2 phương pháp:
- Phương pháp từ trên xuống: Là phương pháp tạo hạt nano từ các hạt có kích thước lớn hơn.
- Phương pháp từ dưới lên: Là phương pháp tạo hạt nano từ các nguyên tử.
Trong đó:
  • Phương pháp từ trên xuống: Dùng kỹ thuật nghiền và biến dạng để biến vật liệu thể khối hạt thô, thành cỡ hạt kích thước nano. Đây là phương pháp rẻ tiền nhưng rất hiệu quả. Trong phương pháp này vật liệu ở dạng bột được trộn lẫn với các viên bi được làm từ vật liệu rất cứng và đặt trong cối. Máy nghiền có thể nghiền lắc hoặc nghiền quay, khi các viên bi va chạm vào nhau và phá vỡ bột đến kích thước nano.
  • Phương pháp từ dưới lên:
+ Phương pháp vật lý: Sử dụng nhiệt độ, nung nóng vật liệu rồi cho làm nguội nhanh để thu được trạng thái vô định hình. Phương pháp này dùng để tạo ra các màng nano hay hạt nano.
+ Phương pháp hóa học: Là phương pháp tạo vật liệu nano từ các ion. Phương pháp này có thể tạo ra các hạt nano từ pha lỏng bằng cách kết tủa hay từ pha khí bằng cách nhiệt phân, ngưng tụ. Phương pháp này tạo ra các hạt nano, dây nano, ống nano hay màng nano,…

Công nghệ nano được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống:
  • Trong Y tế: Công nghệ nano giúp cho sản xuất được các thành phần của thuốc có kích thước nano, hay dùng phương pháp nano để chữa bệnh ung thư đạt hiệu quả cao.
  • Trong công nghiệp: Công nghệ nano sản xuất ra các hạt có kích thước siêu vi mô để phù hợp với từng mục đích. Sản xuất các vật dụng có phủ lớp nano để chống bám dính, hay chống bụi bẩn.
  • Trong đời sống: Từ may mặc cho đến ăn uống đều sử dụng công nghệ nano. Công nghệ nano giúp cho sản xuất các loại vải có tính chống thấm, chống bụi bẩn. Hay trong chế biến thực phẩm giúp bổ sung chất dinh dưỡng vào thực phẩm mà phương pháp nấu ăn thường không có được.
  • Trong xử lý nước sinh hoạt: Công nghệ nano được sử dụng rất phổ biến trong xử lý nước, như: Chế tạo than hoạt tính có kích thước nano để tăng diện tích hấp phụ; Tạo ra các hạt cation dạng nano để tăng bề mặt trao đổi.
  • Một số ứng dụng của công nghệ nano trong xử lý nước sinh hoạt:
+ Tạo ra các hạt nao từ tính để xử lý asen. Các hạt nano này bao gồm các ion lơ lửng trong nước liên kết với asen, sau đó loại bỏ bằng nam châm.
+ Tạo ra các màng khử mặn: Hợp chất polymer và hạt nano hút các ion nước và đẩy các muối hòa tan.
+ Các màng lọc nano được sản xuất từ polymer có kích thước 0,1 -10 nm giúp loại bỏ các chất bẩn trong nước có kích thước lớn hơn kích thước lỗ màng lọc.

 
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công Ty TNHH Thiết Bị và Công Nghệ Tekcom
Hotline: 01677770000 - 19000138
Website: kensi.com.vn 

Các tin khác

Đối tác 1
item 2
item 3
item 4
item 5