Logo site
Xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản
Xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản
MSP:
Giá: Liên hệ
Hãng sx :
Xuất xứ :

Hệ thống xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản:

  • Xử lý nguồn nước trực tiếp từ các cơ sở nuôi trồng, không ảnh hưởng môi trường xung quanh

  • Dễ dàng thi công lắp đặt, vận hành dễ dàng đơn giản, chỉ cần làm sạch theo định kỳ

  • Khử độc hiệu quả các chất thải có hại: NH3, NO2,...

  • Tăng tuổi thọ, thúc đẩy quá trình phát triển của thủy sản nuôi trồng.

  • ​Tăng năng suất, hiệu quả nuôi trồng.

Hiện tại, bên cạnh những phương thức canh tác nuôi trồng thủy sản trong bể lồng, bè còn hạn chế thì phương thức nuôi trồng trong các ao hồ lại hết sức phổ biến và phát triển khá nhiều ở các địa phương trên cả nước. Cùng với sự đa dạng và phát triển nhanh của ngành nuôi trồng thủy sản trong những năm gần đây thì lượng nước thải từ các cơ sở nuôi trồng này chưa được xử lý một cách triệt để, nguyên nhân chính gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường, nguồn nước nói chung và ô nhiễm ao hồ, đời sống thủy sinh của các sinh vật khác, con người nói riêng.

Nước thải trong nuôi trồng thủy sản với các tính chất như sau:

Nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản thường có nồng độ COD - Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học), là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ; BOD- Biochemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy hóa sinh học là một chỉ tiêu sinh lý hóa quan trọng nhất của nước; N và vi sinh vật gây hại cao. Do từ nguồn hữu cơ dư thừa thức ăn, các chế phẩm sinh học sử dụng trong chăn nuôi và chính từ nước thải của vật nuôi trồng thải ra. Nước thải trong nuôi trồng thủy sản chứa phần lớn các chất thải hữu cơ, thành phần chủ yếu là Protein và chất béo. Chất béo rất khó phân hủy bởi các vi sinh vật.
 
Hệ thống xử lý nguồn nước thải trong các vùng nuôi trồng thủy sản
Hệ thống xử lý nguồn nước thải trong các vùng nuôi trồng thủy sản

Nước thải nuôi trồng thủy sản mang theo một lượng lớn hợp chất nitơ, photpho, các chất dinh dưỡng khác, gây nên sự siêu dinh dưỡng kèm theo sự tăng sức sản xuất ban đầu và phát triển của vi khuẩn. Sự có mặt của các hợp chất carbonic và chất  hữu  cơ  sẽ  làm  giảm ôxy  hoà  tan  và  tăng BOD, COD,  sulfit hydrrogen, ammoniac và hàm lượng methan trong vực nước tự nhiên. Gây lắng đọng bùn tại các vùng lân cận, rừng ngập mặn, ở những nơi nước tù.

Các chất hữu cơ có trong nước thải nuôi trồng thủy sản chủ yếu sẽ dễ bị phân hủy. Trong nước thải chứa các chất như cacbonhydrat, protein, chất béo,… khi xả tiếp nhận vào nguồn nước làm giảm đi nồng độ oxy hòa tan trong nước, do có các vi sinh vật sử dụng Oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Oxy hòa tan giảm không chỉ gây suy thoái tài nguyên thủy sinh, đồng thời làm ảnh hưởng tới khả năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp.

Các chất rắn lơ lửng làm cho nguồn nước bị đục có màu, hạn chế đi độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình quang hợp của các loài tảo, rong rêu,…trong nguồn nước. Các chất rắn lửng lơ cũng là tác nhân chính gây nên những ảnh hưởng tiêu cực cho tài nguyên thủy sinh.

 
Hệ thống nuôi trồng thủy sản tại các cơ sở
Hệ thống nuôi trồng thủy sản tại các cơ sở 

Với hệ thống xử lý nước thải trong chăn nuôi thủy sản mang lại một số ưu điểm

  • Xử lý nguồn nước trực tiếp từ các cơ sở nuôi trồng mà không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.

  • Dễ dàng thi công lắp đặt, vận hành dễ dàng đơn giản, chỉ cần làm sạch theo định kỳ

  • Khử độc hiệu quả các chất thải có hại như Amoniac – NH3, Nitrite – NO2 giúp các loại thủy sinh sống trong môi trường phát triển bình thường.

  • Hệ thống xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản phá vỡ cấu trúc các chất dinh dưỡng, Protein và làm giảm đi nồng độ các chất hữu cơ trong nguồn nước thải.

  • Giảm thiểu mùi hôi khó chịu sinh ra từ nguồn nước thải để lâu, cải thiện chất lượng nước

  • Tăng tuổi thọ và thúc đẩy quá trình phát triển của thủy sản nuôi trồng. Tăng năng suất, hiệu quả nuôi trồng.

Tùy thuộc vào chất lượng, đặc điểm nguồn nước thải tại mỗi vùng nuôi trồng thủy sản là khác nhau, nên sẽ có những giải pháp xử lý phù hợp cho từng vùng. Để hiểu hơn và tìm hiểu được đầy đủ thông tin cần thiết với chính mô hình nuôi trồng của bạn. Hãy liên hệ ngay với Tekcom Chúng tôi theo số hotline 03 7777 0000 – 1900 0138 để được các tư vấn, kỹ thuật viên nhiều năm kinh nghiệm tận tâm tư vấn và đưa ra các giải pháp tối ưu nhất cho nguồn nước thải nuôi trồng thủy sản tại cơ sở của bạn.
 
Sản phẩm cùng loại
Đối tác 1
item 2
item 3
item 4
item 5