Logo site

Nguyên lý hoạt động của công nghệ MF (Micro Filtration) và Công nghệ EDI ( Electro-de-ionization)

24/11/2017
Bên cạnh các công nghệ lọc như RO, Nano, UF,... ta không thể không nhắc tới 2 công nghệ siêu lọc MF và EDI voiwsw nhiều ứng dụng phổ biến hiện nay. Hãy cùng Tekcom tìm hiểu về 2 loại công nghệ lọc này.
Công nghệ MF (Micro Filtration)
Công nghệ MF là công nghệ siêu lọc, sử dụng các lớp màng có kích thước nhỏ 0,1-1 µm, dùng để loại bỏ các hạt lơ lửng thô, có kích thước lớn. Nước sẽ chảy qua màng lọc này trước khi qua màng lọc UF để tăng hiệu quả của thiết bị lọc.
Cấu tạo của màng lọc MF cũng giống với màng lọc UF, được tạo thành từ các vật liệu sợi rỗng có kích thước vi mô. Các màng này thường được tạo thành các ống trụ để tăng bề mặt lọc và nhỏ gọn trong việc lắp đặt.
Trong phần ứng dụng của màng công nghệ MF thì cso thể nhắc tới Công nghệ MF sử dụng các màng lọc có kích thức vi mô để loại bỏ các hạt rắn có kích thước lớn ra khỏi dung dịch cần xử lý. Hay thu hồi các hạt có kích thước lớn trong dung dịch để phục vụ cho nhiều mục đích.

Công nghệ EDI ( Electro-de-ionization)
Công nghệ EDI hay còn gọi là công nghệ khử khoáng. Là kỹ thuật xử lý nước sạch kết hợp với kỹ thuật trao đổi cation , kỹ thuật màng ion và kỹ thuật thẩm tách bằng điện. EDI phân cấp nước thành 3 cấp nước độc lập: Nước sạch(90-95%), nước đậm đặc có thể tuần hoàn (5-10%) và nước thải. EDI thuộc hệ thống xử lý nước tinh, sử dụng kết hợp với công nghệ RO thẩm thấu ngược tạo thành hệ thống xử lý nước sạch.

Về cấu tạo của công nghệ EDI 
  • Mỗi modul EDI gồm có 5 thành phần chính: Các hạt nhựa trao đổi cation; 2 màng trao đổi ion; 2 điện cực.
  • Trong một thiết bị EDI gồm có 2 khoang:
+ Khoang pha loãng: Chưa nhựa trao đổi ion hỗn hợp có nước tinh khiết hoặc có sự pha loãng của các ion.
+ Khoang tập trung: Tập trung các ion và chứa nước thải.
Hai khoang này được ngăn cách bởi màng trao đổi ion.

 Ngoài ra công nghệ EDI sẽ hoạt động theo nguyên lí gồm 3 giai đoạn:
  • Giai đoạn khử ion: Các hạt ion trong nước cấp khi đi vào khoang pha loãng thì các hạt resin cation (H+) ­­­­­sẽ loại bỏ các cation (Ca2+, Mg2+,…), còn các hạt resin anion (OH­-) sẽ thay thế các anion (Cl-, NO3-, …) . Kết quả là các ion H+, OH­- thay thế cho các anion và cation trong nước sau đó sẽ kết hợp lại với nhau tạo thành nước tinh khiết.
  • Giai đoạn di chuyển ion: Với dòng EDI, có dòng điện di chuyển từ cực âm đến cực dương. Khi nước cấp được đưa vào thiết bị EDI, các ion tích điện dương di chuyển qua nhựa cation và di chuyển qua màng trao đổi cation vào khoang tập trung do bị hút đến cực âm. Tương tự các ion tích điện âm di chuyển qua nhựa anion và di chuyển qua màng trao đổi anion vào khoang tập trung do bị hút đến cực dương.Khi các ion di chuyển qua màng vào khoang tập trung, do sự bố trí của màng ( màng cation nằm về phía cực dương, màng anion nằm về phía cực âm) nên các ion này không thể di chuyển đến 2 điện cực được. Nước tại khoang tập trung là nước thải cần thải bỏ.
  • Giai đoạn tái sinh: Khác với các hình thức trao đổi ion thông thường hệ thống EDI không tái sinh bằng hóa chất mà tận dụng dòng điện được sử dụng trên toàn modul. Điện chuyển 1 phần các phân tử nước phân ly thành H+ và OH­- nên nó tiếp tục tái sinh nhựa cation và anion mà không phải  dùng thiết bị tái sinh . Do đó, quá trình loại bỏ các ion và tái sinh hạt nhựa diễn ra liên tục nhờ hoạt động tách ion của điện.
Công nghệ EDI cũng được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chủ yếu ứng dụng công nghệ EDI để xử lý nước phục cho các mục đích cần nguồn nước sản xuất có chất lượng tinh khiết cao, có thể kể đến như:
  • Ngành sản xuất dược phẩm y tế, ngành vi điện tử, ngành công nghiệp phát điện, phòng thực nghiệm.
  • Công nghiệp rửa, phun bề mặt, công nghiệp điện phân
  • Sản xuất nguyên vật liệu siêu sạch, chất hóa học siêu sạch
  • Phòng thí nghiệm y học, phòng thí nghiệm hóa học và đặc biệt là sử dụng trong phòng thí nghiệm sinh học.
  • Xử lý, đánh bóng bề mặt oto, đồ điện gia dụng.
  • Các sản phẩm tinh xảo kỹ thuật cao khác.

Các tin khác

Đối tác 1
item 2
item 3
item 4
item 5